Follow Us On

Những biểu hiện & dấu hiệu dị ứng da người bệnh cần biết.

Bệnh dị ứng da cũng nằm trong những bệnh da liễu gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho da. Vì vậy nên tìm hiểu những biểu hiện và dấu hiệu của bệnh dị ứng da sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh và tránh những hậu quả của bệnh dị ứng da gây ra.
Bệnh dị ứng da gây nhiều tổn thương cho da.

6 dấu hiệu thường gặp của bệnh dị ứng da.

1. Dấu hiệu đầu tiên của dị ứng da là phát ban.

   - Phát ban là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất khi bị dị ứng. Biểu hiện của phát ban thường là những mảng ngứa, đỏ ở chỗ sưng, có thể lan rộng đến bất kỳ phần nào trên cơ thể. Phát ban có thể xảy ra trên một vùng rộng và nổi thành đốm hoặc nhiều mụn nhỏ li ti gây ngứa râm ran, thường kéo dài từ vài phút đến vài ngày. Thường thì phát ban là do dị ứng thực phẩm gây nên, nhưng đôi khi các yếu tố như môi trường, sử dụng thuốc…cũng có thể là thủ phạm. Nếu triệu chứng nặng với các dấu hiệu sưng xung quanh môi và cổ họng thì cần tới bệnh viện để kiểm tra sớm.

2. Da nổi mụn.

Đây là tình trạng phổ biến nhất mà dị ứng da mặt mang đến, những tác nhân gây bệnh có thể làm tăng tiết bã nhờn, bịt kín lỗ chân lông, làm cho da luôn trong tình trạng “ nghẹt thở”.

3. Da bị sưng rộp hay tấy đỏ.

Các vùng da bị dị ứng bị sưng tấy, đặc biệt là vùng da xung quanh môi hay mặt. Đa phần các kiểu dị ứng như thế này là do việc ăn các loại hải sản hoặc trứng gây nên.

4. Nổi mề đay cấp tính.

Nổi mề đay cấp tính cũng là dấu hiệu của bệnh dị ứng da.
  - Nổi mề đay cấp tính thật sự nguy hiểm, nhưng thật may là triệu chứng này không quá phổ biến với những người bị dị ứng. Khi bị nổi mề đay cấp tính, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Các trường hợp nghi ngờ là nổi mề đay cấp tính cần được nhanh chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.

5. Chàm bội nhiễm.

   - Biểu hiện của chàm bội nhiễm là các nốt dị ứng thường mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay. Nếu bạn không may mắn là “nạn nhân” của chứng chàm bội nhiễm thì bạn cần tránh để cơ thể tiết ra mồ hôi, hay tránh thời tiết khô hanh.

6. Da lão hóa.

   - Tình trạng dị ứng da mặt nếu để kéo dài mà không được điều trị trị kịp thời rất dễ khiến da trở nên khô, nhăn, các đốm nâu xuất hiện ngày càng nhiều.

Bệnh cạnh những dấu hiệu vừa nêu ở trên thì bệnh dị ứng da còn kèm theo những biểu hiện dị ứng da như sau:

   - Người bệnh thường bị ngứa vào ban đêm, luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong cơ thể, khiến giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Tình trạng ngứa và đau sẽ ngày càng trở nên nặng nề hơn, người bệnh càng gãi sẽ lại càng ngứa. Những vết tổn thương da sẽ lan rộng và biểu hiện ở những vùng da nếp gấp như lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

   - Vùng da dị ứng ngứa nóng, ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của căn bệnh dị ứng da thường là những đám vảy da màu đỏ, những nốt sần lở loét, mụn cùng với các dịch tiết ra từ bên trong. Vùng da bị tổn thương thường dẫn đến cảm giác ngứa ran và nóng hừng hực.

   - Xuất hiện lở loét, khi bệnh đã phát triển nặng hơn, các nốt lở loét đó sẽ trở nên phù nề và loét ra, chúng bắt đầu chảy dịch, khi khô thì đóng thành các màng vảy. Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm, những vết vảy sẽ tạo thành những nốt mụn mủ, có màu vàng.

   - Các bệnh phụ đi kèm, những người bị mắc bệnh viêm da thường phải chịu đựng thêm những biểu hiện từ các căn bệnh khác như viêm mũi, viêm họng, viêm kết mạc mắt.

Dù dị ứng da không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng khi không được điều trị trị một cách tích cực, hẳn sẽ gây nên không ít khó khăn cho người bệnh. Những mảng ngứa đỏ, viêm loét da cùng các triệu chứng đau ngứa khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Trên đây là những biểu hiện dị ứng da cơ bản và điển hình thường gặp ở đa số các loại dị ứng da. Ngoài ra, với mỗi khu vực ảnh hưởng cùng tác nhân
gây bệnh khác nhau, mà dị ứng da còn có những biểu hiện đặc trưng khác như:

Có nhiều yếu tố khác gây dị ứng da.

   • Dị ứng da do thức ăn: Ngứa ở cổ họng, có thề bị sưng môi, lưỡi hay phù mặt, xuất hiện triệu chứng nổi mề đay toàn thân. Nếu bị nặng có thể có thêm triệu chứng khó thở, phát sốt. Đây là trường hợp dễ dẫn đến shock phản vệ với mức độ cao nhất, có thể bị cản trở hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.
   • Dị ứng da do thuốc: Mặt phù tấy, hơi thở yếu hơn, nghe khò khè, bị sốc thuốc
   • Dị ứng da do côn trùng cắn: Nơi bị cắn bị sưng đỏ là triệu chứng nhẹ nhất, vùng da quanh bốt cắn bị sưng, có thể nổi mụn ngứa hoặc mụn nước, tổn thương da ở vùng bị cắn sau đó lan ra nhiều vùng da khác, có hiện tượng nhiễm trùng, hoặc sốt, mê sảng.

Người bệnh cần chú ý khi thấy những biểu hiện & dấu hiệu của bệnh dị ứng da thì người bệnh đừng quá hoang mang, hãy bình tĩnh đến những phòng khám gấn nhất để được thầy thuốc tư vấn rõ hơn tình trạnh bệnh và phương pháp điều trị hiệu quả nhất, tránh dùng thuốc lung tung sẽ gây những ảnh hưởng xấu hơn và khiến việc điều trị bệnh dị ứng da càng thêm khó khăn mà lại tốn kém hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét