Trong Đông y, rễ Bạch thược dùng đề cầm máu, hạ sốt, ngăn ngừa nhiễm trùng và còn rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nữa sẽ được đề cập ở bài viết sau đây. Cùng tìm hiểu thêm 8 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Bạch thược nhé.
Cây được nhập giống từ Trung Quốc vào trồng ở Sapa tỉnh
Lào Cai. Người ta dùng củ có đường kính khoảng 1-2cm, dài 10-15cm, màu trắng hồng
ít xơ. Ðào về rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm (có thể đồ) rồi bào
hay thái mỏng, sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm
rượu sao qua. Lúc chưa bào chế thì cần phải sấy lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi cần
để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Cây thuốc quý bạch thược thảo dược quý của thiên nhiên. |
Theo Đông y thì Bạch thược có vị đắng, chua, tính hơi
hàn và quy các kinh Can, Tỳ. Theo các nghiên cứu khoa học, cây Bạch Thược có chứa
các chất như: Paeonol, Paeonin, Tritepenoid, Sistosterol.
Tác dụng dược lý: Đông y cho rằng bạch thược có tác dụng
dưỡng huyết, liễm âm, hòa can, chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể
hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, hay các chứng bệnh của thai sản,
các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của
can.
8 công dụng chữa bệnh từ bạch thược hiệu quả không ngờ.
1. Điều trị hiệu quả kinh nguyệt không đều, đau bụng
khi hành kinh, hoặc máu xấu ứ trệ sinh đau nhức: Bạch thược, Sinh địa mỗi vị 20g, Đương quy
10g. Xuyên khung 4g, gia Ngưu tất 20g sắc uống.
2. Điều trị hiệu quả băng huyết, rong huyết, hành kinh
không hoặc ngừng rồi lại thấy: Bạch thược, Trắc bá diệp, sao sém đen, mỗi vị
12-20g sắc uống.
3. Điều trị hiệu quả tiêu khát, đái đường: Bạch thược,
cam thảo lượng bằng nhau tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần.
4. Điều trị hiệu quả chứng táo bón kinh niên: Dùng:
Sinh bạch thược 24 – 40g, sinh cam thảo 10 – 15g. Tất cả sắc lấy nước uống,
chia 2 – 3 lần trong ngày. Thường ngày uống 2 – 4 thang là khỏi. Nếu là táo bón kinh
niên cần uống mỗi tuần 1 thang nhắc lại.
Chú ý: khi người bệnh lại mắc chứng: Khí hư thì cần
gia sinh bạch truật 24 – 32g. Người bị hư hàn gia phụ tử chế 10 – 15g. Huyết hư
gia đương quy 9 – 15g. Khí trệ gia mạch nha 10g, Huyết áp cao hay can vượng gia
đại giá thạch 20 – 30g và bỏ cam thảo. Nếu huyết áp cao lại kèm thấp cần bỏ cam
thảo, gia bán hạ, trần bì.
5. Trị loét dạ dày: Dùng Bạch thược 15 – 20g, chích
cam thảo 12 – 15g; nếu tỳ vị hư hàn gia đảng sâm, hoàng kỳ mỗi vị 12g, phục
linh 20g, can khương 10g; khi vị âm bất túc gia sa sâm 10g, mạch môn 12g, đương
quy 12g, sinh địa 15g; khí trệ huyết ứ gia nhũ hương 10g, mộc dược 10g, đơn sâm
15g, xuyên khung 15g; Can vị bất hòa gia sài hồ 10g, bạch truật 10g, trần bì
10g, phục linh 20g.
6. Trị hội chứng rung đùi: Bạch thược 15g, cam thảo
15g, sắc lấy nước uống, chia 2 lần. Sáng uống 1 lần và phải sau 2 giờ mới uống
lần hai.
7. Điều trị hiệu quả chứng co giật cơ: Chủ yếu cơ cẳng
chân co rút, dùng bài: “Thược dược cam thảo thang” trích trong “Thương hàn luận”,
gồm Bạch thược 16g, cam thảo 16g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.
Hay dùng bài:
Thược dược 30g, quế chi 15g, cam thảo 15g, mộc qua 10g, sắc uống ngày 1 thang.
Cần uống 3 – 5 thang đã có kết quả.
8. Điều trị hiệu quả các chứng đau bụng: Sài hồ 6g, Bạch
thược 12g, Chỉ thực 6g, Chích cam thảo 4g, sắc uống trong ngày.
– Trường hợp kiết lị đau bụng mót rặn dùng Bạch Thược
24g, hoàng cầm 12g, xuyên liên 6g, đại hoàng 8g(cho sau), mộc hương 8g (cho
sau), bình lang 8g, đương quy 12g, nhục quế 2g, cam thảo 4g. Tất cả sắc uống.
Trên đây là một số tác dụng điều trị hiệu quả bệnh của
bạch thược mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý độc giả. Người bệnh cũng nên
lưu ý, không nên tự ý mua thuốc về uống mà chưa qua sự thăm khám và hướng dẫn của
thầy thuốc vì như vậy sẽ rất nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc phải có sự hướng dẫn
của thầy thuốc vì tùy vào tình trạng bệnh mà các bài thuốc sẽ gia giảm thêm nhiều
vị thuốc và liều lượng khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét