Follow Us On

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em.

Bệnh vảy nến ở trẻ em rất khó chữa khỏi, trước tiên bạn phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng thường gặp, khi đó sẽ có hướng điều trị bệnh hiệu quả cho từng cơ địa khác nhau của các bé. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Vảy nến ở trẻ em gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ.

Vảy nến ở trẻ em nguyên nhân do đâu.


Vảy nến là bệnh phát sinh do các tế bào của da phát triển quá nhanh làm da không kịp dinh dưỡng, phục hồi. Cũng giống như người lớn, nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em chủ yếu là do:
   - Rối loạn hệ miễn dịch
   - Do vi khuẩn streptococcus, vi khuẩn hoặc do côn trùng cắn
   - Di truyền (Nếu gia đình có bố, mẹ người thân đã từng bị vảy nến thì nguy cơ trẻ mắc bênh sẽ rất cao)
   - Cơ địa mẫn cảm, miễn dịch kém.

Triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ em là gì?


Ở trẻ, trước khi bệnh vảy nến xuất hiện thường xuất hiện các cơn đau họng hoặc sổ mũi. Tiếp đến trên vùng da tay, chân, mặt, lưng… bắt đầu nổi lên các nốt phát ban nhỏ đường kính khoảng 1cm, bên trên các nốt đỏ là các tế bào da chết dày lên, đóng vảy, sâu dưới vảy có màu hồng còn phía trên vảy da thì màu trắng. Trường hợp bị vảy nến ở móng thì móng sẽ dày và có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.

Khác với người lớn, vảy nến ở trẻ em thường ít bong tróc hơn. Bệnh khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và có xu hướng muốn cào, gãi vào thương tổn cho đỡ ngứa nên rất dễ gây nhiễm trùng, khiến da bội nhiễm lở loét, chảy máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sinh hoạt. Đặc biệt, những trẻ ở độ tuổi dậy thì đã bắt đầu ý thức được vẻ đẹp bên ngoài nên rất dễ nảy sinh cảm giác tự ti, mặc cảm, tự cô lập với mọi người xung quanh.

Cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em.


Ngay sau khi phát hiện ra những dấu hiệu vảy nến ở trẻ em, cha mẹ và người thân nên đưa trẻ đến các bệnh viện, phòng khám da liễu để được thăm khám và chữa trị. Chẩn đoán bệnh vảy nến, các bác sỹ sẽ kiểm tra về da đầu, móng, làm các xứt nghiệm sinh thiết và đặt ra một số câu hỏi như trong gia đình đã từng có ai mắc bệnh chưa, đã dùng thuốc nào điều trị qua đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị vảy nến ở trẻ em hiện nay là dùng thuốc uống, thuốc bôi, trị liệu ánh sáng… Tuy nhiên việc sử một số loại thuốc kháng sinh qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, cha mẹ nên hết sức cẩn trọng trong việc dùng thuốc và cần tham khảo kỹ ý kiến bác sỹ chuyên khoa.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý tuân thủ những điều sau khi chăm sóc cho trẻ bị vảy nến.

Chế độ ăn uống: Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều đồ ăn thanh mát, nhiều chất xơ từ rau, củ, quả, uống nhiều nước và hạn chế ăn thức ăn cay nóng.

Chế độ sinh hoạt: Nên giữ phòng ốc sạch sẽ, ga trải gường, chăn gối cần được làm sạch, thoáng khí. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Khi tắm cho bé, mẹ nên dùng nước ấm và không dùng sữa tắm.
Dùng thuốc: Thiết lập thói quen điều trị, cha mẹ nên dùng thuốc theo đúng liệu trình, chỉ dẫn của bác sỹ.

Ngoài ra, vảy nến ở trẻ em không phải là bệnh lây nhiễm, không lây sang người khác khi tiếp xúc vì vậy khi bị bệnh trẻ cần được sinh hoạt bình thường, cha mẹ và giáo viên của trẻ nên giải thích rõ để trẻ không bị cô lập. Trong quá trình điều trị người thân nên động viên tinh thần, chăm sóc kỹ càng để trẻ không cảm thấy tự ti, mặc cảm.

Để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất còn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do đó bạn nên thăm khám trực tiếp để bác sĩ có thể xác định đúng tình trạng bệnh cũng như thể chất từ đó có thể đưa ra liệu trình điều trị và liệu trình thuốc phù hợp để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét